Chế độ ăn ketogenic hay chế độ ăn keto hiện nay đang là một trong những xu hướng ăn kiêng được nhiều người biết đến nhất. Không chỉ đem lại hiệu quả giảm cân nhanh chóng mà chế độ ăn này còn mang đến rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Bạn đã nghe nói về chế độ ăn ketogenic nhưng có thể bạn chưa thực sự hiểu về nó, cùng Nguyên Khải Green tìm hiểu về chế độ ăn này qua bài viết dưới đây nhé.
1. Chế độ ăn ketogenic là gì?
Mặc dù chế độ ăn ketogenic mới phổ biến trong khoảng một thập kỷ trở lại đây, tuy nhiên đây không phải là một chế độ ăn mới. Trên thực tế, chế độ ăn này được áp dụng thực tế vào những năm 1920 như một giải pháp điều trị bệnh động kinh bởi những nghiên cứu lâm sàng cho rằng chế độ ăn này có thể làm giảm bớt những cơn co giật.
Chế độ ăn ketogenic là một chế độ ăn bao gồm nhiều chất béo tốt, lượng protein từ thấp đến trung bình và rất ít carbohydrate (chất bột đường).
Mặc dù có nhiều biến thể của chế độ ăn ketogenic, tuy nhiên tất cả đều hướng đến mục tiêu chính là hạn chế lượng carbohydrate nạp vào cơ thể. Một chế độ ăn ketogenic điển hình bao gồm 5% lượng calo từ carbohydrate, 20% đến từ protein và 75% đến từ chất béo tốt trong khẩu phần ăn. Cụ thể, với chế độ ăn ketogenic 2000 calo một ngày, bạn cần nạp vào cơ thể 100 calo carbohydrate, 400 calo protein và 1500 calo chất béo tốt. Tùy thuộc vào từng giai đoạn và nhu cầu calo của mỗi người mà tỷ lệ này có thể thay đổi.
Thông thường, glucose (có nguồn gốc từ carbohydrate) là nguồn năng lượng chính của cơ thể, tuy nhiên khi áp dụng chế độ ăn keto, cơ thể sẽ phải lấy chất béo làm năng lượng chính - quá trình này gọi là ketosis. Quá trình này làm gan tăng sản xuất xeton và có thể được sử dụng làm nguồn năng lượng chính của cơ thể.
2. Chế độ ăn keto có tốt không?
Chế độ ăn keto mang lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện vóc dáng, làn da và cũng rất tốt cho sức khỏe.
Hỗ trợ giảm cân:
Chế độ ăn ketogenic sử dụng nguồn năng lượng dồi dào từ chất béo tốt để làm nguồn năng lượng chính cho cơ thể giúp bạn ít đói hơn, có cảm giác no lâu, hạn chế các cơn thèm ăn đặc biệt là các đồ ăn vặt dễ gây tăng cân từ đó cân nặng được cải thiện.
Kiểm soát lượng đường trong máu:
Ăn ít carbohydrate hơn có thể khiến tuyến tụy tiết ra ít insulin hơn và có thể làm giảm lượng đường trong máu. Đây là phản ứng rất hữu ích cho những người mắc bệnh tiền tiểu đường, kháng insulin hoặc tiểu đường.
Chế độ ăn này có thể làm tăng 75% tính nhạy insulin, giúp giảm lượng mỡ trong cơ thể, ngăn chặn tăng huyết áp và các bệnh liên quan đến tim mạch – những biến chứng thường gặp ở người mắc bệnh tiểu đường.
Hỗ trợ kiểm soát bệnh động kinh:
Ban đầu, chế độ ăn ketogenic được áp dụng để điều trị cho những trẻ em mắc bệnh động kinh. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, chế độ ăn này có thể giúp làm giảm hoạt động của các cơn co giật.
Tăng cường sức khỏe thể chất:
Nếu như nguồn năng lượng từ carbohydrate nạp vào cơ thể chỉ có thể duy trì trong vài giờ thì nguồn năng lượng dồi dào từ các chất béo tốt với chế độ ăn keto lại hoàn toàn trái ngược. Chính vì vậy mà cơ thể luôn trong trạng thái thể chất tốt.
3. Chế độ ăn ketogenic dành cho ai?
Chế độ ăn ketogenic phát huy hiệu quả tốt nhất với những người đang muốn kiểm soát cân nặng, lấy lại vóc dáng cân đối, những người mắc đái tháo đường hoặc mong muốn phòng tránh tiểu đường, những người đang bị bệnh động kinh.
Tuy nhiên, việc nạp vào cơ thể nhiều chất béo và hạn chế đi những chất khác có thể dẫn đến thiếu chất, nguy cơ mắc sỏi thận tăng cao và nhiều những vấn đề khác. Chính vì vậy, chế độ này không thực sự phù hợp với phụ nữ có thai, những người có vấn đề về thận, những người mắc rối loạn tiêu hóa và những người ăn chay trường.
4. Các loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn trong chế độ keto
Trong quá trình keto không được ăn gì và được ăn gì? có lẽ là những câu hỏi thường thấy nhất của mọi người khi tìm hiểu về chế độ ăn này.
Chế độ ăn ketogenic đòi hỏi một thực đơn giàu chất béo tốt để làm nguồn năng lượng chính cho cơ thể, vì vậy bạn có thể tham khảo các loại thực phẩm như: trứng, sữa, thịt gia cầm, các loại cá, các loại hạt (hạt điều, hạnh nhân, óc chó, lạc, … ), chất béo lành mạnh (dầu ô liu, dầu mè, dầu bơ, dầu dừa, …), các loại rau củ không có tinh bột, …
Bên cạnh đó, cũng cần tránh một số loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrate như: đồ ngọt, nước ngọt, các loại rau củ nhiều tinh bột (bí đỏ, khoai tây, khoai lang, ngô, …), các loại trái cây nhiều đường, thực phẩm ăn liền, đồ uống có cồn, …
Xem thêm: Các loại hạt giảm cân bạn nên bổ sung vào quá trình ăn kiêng
5. Những lưu ý khi áp dụng chế độ ăn keto giảm cân
Keto chỉ có thể giúp hỗ trợ điều trị một số tình trạng sức khỏe.
Ngoài công dụng để điều trị bệnh động kinh, chế độ ăn keto còn có nhiều tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị chứng đái tháo đường, kháng insulin, … Tuy nhiên, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chế độ ăn này làm tăng cholesterol LDL ở một số người. Đây là loại cholesterol “xấu” mà chúng ta muốn giữ ở mức thấp để không ảnh hưởng đến tim mạch.
Keto cắt giảm một số nhóm thực phẩm cần thiết
Chế độ ăn ketogenic hạn chế nghiêm ngặt tất cả các nhóm thực phẩm chứa nhiều carbohydrate như trái cây, ngũ cốc, một số loại rau quả để đạt được trạng thái ketosis. Tuy nhiên, những nhóm thực phẩm này cũng là những thực phẩm dinh dưỡng thiết yếu đã được chứng minh là có lợi cho sức khỏe.
Có được ăn vặt khi áp dụng chế độ ăn keto giảm cân?
Nếu như các đồ ăn vặt thông thường chứa nhiều những thành phần không có lợi cho thực đơn keto thì đồ ăn vặt ăn kiêng tại Nguyên Khải Green như: granola, hạt điều, hạt macca, hạt óc chó,... lại là một trợ thủ đắc lực cho bạn trong quá trình keto. Tuy nhiên, cũng nên có sự chọn lọc và ăn với một lượng vừa đủ.
Keto có thể dẫn đến một số tác dụng phụ - “cúm keto”
Trong những tuần đầu tiên của chế độ ăn ketogenic, nhiều người gặp phải các triệu chứng như: táo bón, mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt và đau bụng. Do đó, giai đoạn đầu của chế độ ăn ketogenic được coi là “cúm keto”. Tuy nhiên, khi cơ thể đã thích nghi với chế độ này thì những tác dụng phụ sẽ biến mất.
Keto liệu có đơn giản như bạn nghĩ?
Chỉ cần hạn chế carb để cơ thể bắt đầu quá trình ketosis thì sẽ giảm được cân. Nó có đơn giản như vậy? Câu trả lời là không. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu một chế độ ăn ketogenic hiệu quả và cân bằng hơn thì bạn nên hỏi ý kiến của các chuyên gia hoặc bác sĩ dinh dưỡng.
6. Kết luận
Chế độ ăn ketogenic mang lại nhiều hiệu quả đối với cân nặng và sức khỏe, tuy nhiên cũng không ít những tác dụng phụ. Chính vì vậy, điều quan trọng nhất là hãy lắng nghe cơ thể của bạn và áp dụng nếu nó thực sự phù hợp.