Trà hoa ngũ cốc là loại trà kết hợp giữa các loại hoa và ngũ cốc mang đến một thức uống healthy, lành mạnh. Cùng Nguyên Khải Green khám phá 3 công thức làm trà hoa ngũ cốc tại nhà siêu đơn giản này nhé.
Công dụng của trà hoa ngũ cốc
Thanh nhiệt, giải độc
Nhờ các thành phần như hoa cúc, hoa atiso, hoa nhài, … trà hoa ngũ cốc đem lại tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể hiệu quả. Nhờ vậy mà trà hoa ngũ cốc cũng giúp hỗ trợ hoạt động của gan và thận tốt hơn.
Bổ sung vitamin và khoáng chất
Các loại ngũ cốc nguyên hạt trong trà hoa ngũ cốc cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như: Vitamin B, vitamin E, canxi, sắt, … giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
Hỗ trợ giảm cân
Trà hoa ngũ cốc chứa nhiều chất xơ hòa tan và không hòa tan, tạo cảm giác no lâu, hạn chế các cơ thèm ăn. Đồng thời, trà hoa ngũ cốc cũng hỗ trợ quá trình trao đổi chất và đốt cháy calo hiệu quả. Nhờ vậy mà nó giúp hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Làm đẹp da
Thành phần trà hoa ngũ cốc chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do, ngăn ngừa lão hóa da, giúp da sáng mịn, đều màu, giảm nám, tàn nhang hiệu quả. Bên cạnh đó, loại trà này cũng giúp hỗ trợ nuôi dưỡng tóc chắc khỏe, bóng mượt.
Hỗ trợ giấc ngủ
Một số loại hoa trong trà hoa ngũ cốc như hoa cúc, hoa lavender, … có tác dụng an thần, giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn.
Tốt cho hệ tim mạch
Trà hoa ngũ cốc giúp giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt, giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Hỗ trợ điều trị một số bệnh
Trà hoa ngũ cốc có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, táo bón,...
Tuy nhiên, cần lưu ý sử dụng trà hoa ngũ cốc theo hướng dẫn của bác sĩ nếu bạn đang mắc bệnh.
Xem thêm: Trà hoa ngũ cốc có thực sự tốt
Cách làm trà hoa ngũ cốc giảm cân
Có rất nhiều công thức kết hợp để tạo ra trà hoa ngũ cốc thơm ngon, bổ dưỡng. Dưới đây là 3 công thức mà Nguyên Khải Green gợi ý bạn:
Công thức | Nguyên liệu | Cách làm |
1 | Hoa nhài, hoa hòe, gạo lứt, đậu đen xanh lòng, đậu đỏ | 1. Rang sấy khô các nguyên liệu. 2. Trộn đều nguyên liệu đã rang sấy và bảo quản trong hũ thủy tinh. 3. Pha trà: Cho 1 muỗng cà phê hỗn hợp trà vào ấm, đổ nước sôi 95 độ C và hãm trong 10 phút. |
2 | Gạo lứt, gừng, lá bồ công anh, hoa cúc chi, hạt cỏ cà ri | 1. Rửa sạch các nguyên liệu. 2. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, đổ 2 lít nước và đun sôi trong 15 phút. 3. Tắt bếp, lọc bỏ bã trà và bảo quản trong bình giữ nhiệt hoặc tủ lạnh. |
3 | Gạo lứt huyết rồng, hạt thảo thuyết minh, đậu đen xanh lòng, đậu đỏ (mỗi loại nửa thìa), hoa hòe khô, hoa nhài khô (mỗi loại 2 nụ), lá cỏ ngọt (2g) | 1. Rang chín các loại hạt. 2. Cho tất cả nguyên liệu vào ấm trà hoặc bình giữ nhiệt. 3. Đổ nước sôi 95 độ C vào và hãm trà trong 10 phút. |
Xem thêm: Đồ uống healthy là gì? Detox cơ thể với đồ uống healthy
Những lưu ý khi sử dụng trà hoa ngũ cốc
Trà hoa ngũ cốc gần như không mang lại tác dụng phụ, tuy nhiên chúng ta cũng không nên quá lạm dụng. Mỗi ngày, bạn chỉ nên sử dụng một lượng khoảng 3 muỗng nguyên liệu. Tùy thuộc vào khẩu vị của bản thân, bạn có thể gia giảm nguyên liệu, độ đậm đặc của trà. Bạn có thể pha trà này trong bình sứ hoặc bình thủy tinh để không gây độc hại, giữ ấm trà lâu hơn.
Không nên để trà từ hôm trước đến hôm sau. Bạn có thể ủ trà đến lần thứ 2, thứ 3 nhưng không nên để trà đến hôm sau vì lúc này có thể trà đã hỏng, thay đổi hương vị. Nếu tiếp tục sử dụng có thể gây hại.
Ngoài ra, khi tự làm trà hoa ngũ cốc tại nhà, bạn cũng nên lựa chọn nguyên liệu sạch, chọn lọc kỹ lưỡng, tránh những nguyên liệu sử dụng chất bảo quản, chất hóa học, … để bảo vệ sức khỏe.
Trà hoa ngũ cốc mua ở đâu
Tự làm trà hoa ngũ cốc tại nhà không khó, nhưng quy trình tuyển chọn nguyên liệu, quy trình làm, … tiềm ẩn nhiều rủi ro về vệ sinh, vì vậy bạn cũng có thể tham khảo mua trực tiếp trà hoa ngũ cốc tại Nguyên Khải Green. Tại đây, các nguyên liệu đều đạt chuẩn, được chọn lọc kỹ lưỡng trước khi đóng gói và giao đến tay khách hàng. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng sản phẩm.
Kết luận
Trà hoa ngũ cốc đang được các chị em truyền tai nhau như một thực phẩm vàng cho sức khỏe. Tuy nhiên, loại trà này không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Vì vậy, bạn cũng không nên quá lạm dụng.